Sá sùng là một loại hải sản quý, có sẵn nhiều ở Vân Đồn và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Hôm nay, mình xin giới thiệu qua chút về đặc điểm cơ bản của loài Sá sùng, và hướng dẫn cơ bản cách phân biệt con sá sùng và bông thùa (Sâu đất) để các bạn hiểu rõ hơn:
Sá sùng tươi thường có màu nâu đỏ và hình dạng giống con giun đất. Trên thân có những sợi vân ngang nhỏ li ti, và ruột chứa đầy cát. Chúng cũng có thể được mô tả như những con giun khổng lồ. Khi còn tươi, chiều dài của sá sùng thường từ 5-10cm, nhưng có những con có thể dài lên tới 15-40cm. Khi chúng bị nâng lên khỏi mặt biển, chúng cuộn lại thành hình tròn như quả bóng và miệng chỉ bé tí xíu. Khi chạm vào, chúng sờ vào mềm mại và mát. Sá sùng thường sống trong các hang đá và khe cát dưới biển sâu, từ 10-30m dưới mặt biển. Sá sùng có một đường ống ruột từ đầu đến cuối, không có cấu trúc nội tạng như động vật khác.
Giá trị dinh dưỡng: Sá sùng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như axit amin, glycin và nhiều khoáng chất khác. Trong quan niệm Đông y, sá sùng được coi là một loại bài thuốc quý, có tác dụng giảm chứng tâm hàn, bồi bổ dương khí và thanh mát cơ thể. Ngày xưa, người ta thường sử dụng sá sùng để làm ngọt nước phở và gia vị cho các món bún, phở. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế quá cao nên hiện nay thường chỉ được sử dụng trong các món nước lẩu và phở của các nhà hàng lớn hoặc được bán làm quà tặng giá trị. Sá sùng đã trở thành một món đặc sản Quảng Ninh nổi tiếng về độ xa xỉ và thơm ngon.
Ngoài ra, ở Quảng Ninh còn có một loài vật giống sá sùng nhưng sống trong bùn biển thay vì cát, được gọi là “bông thùa” hoặc sâu đất ( Ngoài ra còn được gọi nhiều tên khác như sá sùng đen, giun đất biển, giun biển đen, hoặc “này tứng” là tên gọi phổ biến theo kiểu người Hoa).. Giá trị kinh tế của bông thùa thường thấp hơn nhiều so với sá sùng.
Cách phân biệt sá sùng và sâu đất (bông thùa):
- Về hình dáng: Cả hai loài này có hình dáng giống nhau, nhưng sá sùng thường có màu trắng ngà, hơi hồng và lớn hơn, dài hơn, trong khi bông thùa có màu sẫm đen và nhỏ hơn một chút.
- Nơi sống: Sá sùng thường sống trong các hang đá và khe cát dưới biển sâu, khó đánh bắt hơn và phân bố ở một số vùng đặc biệt nên hiếm có. Còn sâu đất (bông thùa) sống ở môi trường bùn ven biển, trong các khu rừng ngập mặn. Khu vực ven biển nào mà có nhiều rừng sú vẹt với nước biển sạch có nhiều bãi phù sa, bùn láng lún, nhiều phù du, thì rất thích nghi cho loài bông thùa sinh sống. Việc đánh bắt sâu đất cũng dễ dàng hơn nhiều so với Sá sùng
- Về cách sử dụng: Sá sùng thường được làm sạch và phơi khô trước khi sử dụng, giá của sá sùng khô hiện nay tương đối cao. Trong khi sâu đất (bông thùa) chỉ chế biến lúc tươi và thường được xào chung với tỏi hoặc xu hào, không phơi khô được như sá sùng